Mỗi tháng bạn dành ra bao nhiêu tiền để chi cho quần áo?
Có bao giờ bạn cảm thấy chẳng có gì để mặc, trong khi có cả một tủ đồ không?
>>>Tạo mới sổ tiết kiệm trong Sổ Thu Chi MISA
Bạn có còn nhớ lần gần nhất bạn mua quần áo là khi nào, mua hết bao nhiêu tiền và mục đích sử dụng không?
Chúng ta có hàng tỷ lý do để sẵn sàng chi tiền mua cho bản thân một chiếc váy mới, hay thậm chí là chẳng cần lý do. Mình thích thì mình mua thôi. Rồi tiếp sau đó là với hàng đống món đồ, có món chỉ mặc một lần, có món mua về lại thấy không hợp, có khi còn có những món không hiểu vì sao lại xuất hiện trong tủ đồ của mình nữa là đằng khác.
Tại sao việc tối giản tủ đồ của bạn lại là cần thiết?
Đối với những bạn quan tâm các vấn đề về môi trường, thì chắc hẳn các bạn cũng biết. Nền công nghiệp may mặc đã và đang ảnh hưởng khủng khiếp đến môi trường. Chỉ một chiếc quần jean bạn mặc thì cần đến khoảng 7.600 lít nước để sản xuất ra nó, từ khâu trồng cotton đến dệt may.
Việc có quá nhiều trong tủ đồ cũng khiến bạn tốn khá nhiều thời gian mỗi ngày để lựa chọn xem hôm nay mặc gì, ngày mai mặc gì, kết hợp bộ này với bộ kia có ổn không, vân vân và mây mây.
Hơn nữa, việc tối giản tủ đồ đảm bảo sẽ tiết kiệm cho bạn một khoản tiền đáng kể đấy. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn thì việc này là thực sự cần thiết đối với sức khỏe tài chính của bạn.
Làm sao để tối giản mà vẫn đẹp và thời trang?
Đối với mình, mặc đẹp là một nhu cầu chứ không phải là một điều bắt buộc, quần áo đẹp không phải là hàng hiệu, hợp mốt mà là bộ quần áo đúng gu ăn mặc, thoải mái và khiến bạn tự tin khi diện nó ra đường.
KHÔNG CHI TIÊU QUÁ NHIỀU VÀO QUẦN ÁO KHI KHÔNG THỰC SỰ CẦN THIẾT
- Tái sử dụng: thay vì mua đồ mới thì hãy thử ghé qua những cửa hàng đồ cũ. Biết đâu bạn sẽ tìm được một món đồ ưng ý với một giá tiền phải chăng. Hoặc có thể tái sử dụng lại những đồ vẫn có thể mặc đẹp được.
- Cân đối chi tiêu của bản thân: một cách để không bị chi quá tay cho hạng mục quần áo đó là phân bố vào các quỹ theo thứ tự ưu tiên: quỹ cá nhân (tích góp mua vàng và bảo hiểm), quỹ trả nợ, rồi đến quỹ chi tiêu. Hãy thiết lập hạn mức chi tiêu phù hợp cho từng mục khác nhau, bạn cũng có thể tham khảo tính năng lập hạn mức chi tiêu của ứng dụng Sổ Thu Chi MISA để giúp cho công việc quản lý chi tiêu của bản thân trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Hãy chỉ mua quần áo khi thực sự cần thiết: chẳng hạn như có sự kiện quan trọng mà không có quần áo phù hợp.
- Định hình một phong cách thời trang: một mẹo nữa cho mọi người đó là hãy mua chiếc váy dễ phối đồ, có thể mặc được cả đi làm và đi chơi. Hãy định hình cho mình một phong cách thời trang và bạn sẽ dễ dàng lựa chọn đúng những bộ đồ hợp với mình. Tránh tình trạng mặc một lần rồi bỏ. Hoạc đơn giản hơn là chọn ra một màu sắc chủ đạo cho tủ đồ của mình
- Biết “đủ”: Bạn phải xác định với chính bản thân mình bao nhiêu là “đủ”, bạn không cần thiết phải có nhiều đồ đến vậy. Tuy nhiên việc “đủ” với mỗi người là khác nhau, không ai giống ai cả, nên bạn không nhất thiết phải dựa hoàn toàn vào tiêu chí của bất kì ai mà hãy biết cách chọn lọc và cảm thấy thoải mái nhất có thể với số lượng quần áo của mình.
THANH LÝ
Hãy rèn cho mình một thói quen dọn dẹp tủ đồ thường xuyên để chúng luôn gọn gàng và ngăn nắp. Lọc và phân chia các đồ bạn đang dùng và những trang phục bạn không còn sử dụng nữa. Ở nhóm 2 này mình lại chia thành hai nhóm nhỏ: Thứ nhất là các quần áo quá cũ, rách, lỗi mốt sẽ bỏ đi. Thứ hai là các quần áo mặc không vừa, đã cũ nhưng vẫn còn sử dụng tốt để quyên góp cho các tổ chức thiện nguyện.
>>Đọc thêm