Rỗng túi, hết tiền thường không đến từ nguyên nhân thu nhập thấp mà là do thói quen chi tiêu phung phí. Có những thói quen chi tiêu mà bạn không để ý tới lại vô tình khiến bạn thâm hụt ngân sách khá nhiều. Hãy nhìn lại và xem bạn có mắc phải các biểu hiện sau đây không nhé
1.Thói quen cất tiền thừa ở túi áo, túi quần.
Có lẽ đây là thói quen phổ biến nhất khiến bạn rỗng ví. Cũng vì “tiện” mà bạn thường đút tiền thừa ở túi áo khoác, túi quần, balo và sau thì quên béng luôn. Có phải đã rất nhiều lần bạn thấy tiền ở trong máy giặt? Thấy tiền ở chiếc áo, cái túi đã rất lâu không dùng. Nhiều lần của những khoản tiền nhỏ sẽ thành một khoản tiền lớn nếu bạn giữ thói quen chi tiêu phung phí này.
Vì vậy hãy rèn thói quen cất tiền vào ví dù ít hay nhiều. Tích tiểu thành đại. Đây là cách tiết kiệm chi tiêu và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả cho bạn và gia đình.
2. Chi tiêu thiếu cân nhắc – thói quen chi tiêu cần sửa đổi
Trong lúc tài chính eo hẹp vì dịch Covid, bạn lại quyết định mua ngay một chiếc máy tính hay TV mới. Đây là thói quen chi tiêu khiến bạn rỗng túi nhanh. Do vậy, bạn nên tiết kiệm hay đầu tư thay vì chi tiền một cách vô cớ không tính toán trước. Nếu bạn chi tiêu một món nào đó mà thực tế bạn không đủ khả năng sẽ là thói quen xấu. Nó sẽ khiến tài chính của bạn báo động đỏ.
3.Trả tiền cho người khác
Một số người tỏ ra hào phóng khi trả tiền giùm người khác trong các bữa ăn. Chẳng hạn, có thể đãi bạn bè ăn trưa vào mỗi tuần hay mua tặng một ai đó vé xem phim hay ca nhạc. Dù điều này chưa hẳn là không tốt, nhưng bạn cần phải xem lại nguồn tài chính cá nhân trước khi quyết định chi trả cho một ai đó. Trong một vài trường hợp, sự nhiệt tình thái quá đó lại bị đánh giá là tiêu xài hoang phí. Hãy biết khi nào, khoản gì là nên chi và khi nào thì không.
4. Không kiểm tra số tiền còn lại trong tài khoản/ví
Cũng vì bạn không biết mình còn lại bao nhiêu tiền nên bị rỗng túi, hết tiền từ lúc nào không biết. Đặc biệt với những ai sử dụng thẻ tín dụng lại càng nguy hiểm. Khi đó bạn hoàn toàn tiêu tiền theo sở thích mà không hề cân nhắc với tình hình tài chính cá nhân. Không cần phải hàng ngày kiểm tra ví.
Nhưng hãy đảm bảo mỗi tuần bạn biết mình đã chi tiêu bao nhiêu và còn lại bao nhiêu. Đồng thời hãy lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Với thu nhập từng này thì mỗi tháng chi bao nhiêu cho ăn uống, bao nhiêu cho học tập, bạn bè,… Thói quen thiết lập ngân sách chi tiêu sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý và có kế hoạch hơn.
Nếu bạn không thể ghi chép vào sổ hay ghi nhớ trong đầu các khoản chi tiêu thì hãy sử dụng ứng dụng ghi chép chi tiêu. Đây sẽ là giải pháp tuyệt vời giúp bạn loại bỏ thói quen chi tiêu phung phí. Bạn sẽ kiểm soát được các khoản chi tiêu, thiết lập hạn mức chi và nhận báo cáo chi tiêu. Từ đó việc quản lý tài chính cá nhân sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Đọc thêm: 4 ứng dụng ghi chép chi tiêu miễn phí được tin dùng