Bài viết Kế hoạch chi tiêu Tết hợp lý chỉ với 10 triệu đồng

Kế hoạch chi tiêu Tết hợp lý chỉ với 10 triệu đồng

chi tiêu Tết hợp lý

Tết vẫn được nhắc đến là khoảng thời gian vui vẻ, gia đình sum họp, gặp lại nhau sau một năm làm việc vất vả. Thế nhưng, vấn đề chi tiêu Tết hợp lý vẫn luôn luôn là nỗi băn khoăn, trăn trở của các chị em phụ nữ. Các diễn đàn mạng hiện nay liên tục chia sẻ kinh nghiệm tiêu Tết với số tiền tiết kiệm, và trở thành chủ đề đang rất được phái đẹp quan tâm.

Nhiều gia đình dành ra cả trăm triệu đồng để chi tiêu dịp Tết, nhưng cũng có những gia đình chỉ mất 10 triệu đồng đã có một cái Tết no đủ. Hãy cùng Sổ Thu Chi MISA tham khảo xem họ có những bí quyết gì để chi tiêu Tết hợp lý với túi tiền hạn hẹp nhé!

chi tiêu Tết hợp lý
Kế hoạch chi tiêu Tết hợp lý

Việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là liệt kê danh sách những khoản sẽ dùng trong dịp Tết. Trong đó, những khoản tiền như khoản biếu Tết ông bà nội ngoại, tiền lì xì, quà cáp, thực phẩm, vật dụng trong nhà là những khoản tiền quan trọng, không thể thiếu. Với số tiền 10 triệu, bạn có thể chia ra các khoản như sau:

  • Biếu ông bà nội ngoại: 3 triệu
  • Tiền mừng tuổi các cháu: 2 triệu
  • Tiền đi lại: 1 triệu
  • Sắm sửa: 4 triệu

Để dễ dàng quản lý tình hình chi tiêu của từng khoản tiền này, bạn có thể đặt Hạn mức chi của từng hạng mục này trên ứng dụng Sổ Thu Chi MISA. Khi gần đến Hạn mức, ứng dụng sẽ có thông báo đến bạn về tình hình chi tiêu. Qua đó, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát tài chính của mình.

Tính năng Hạn mức chi trên ứng dụng Sổ Thu Chi MISA

Link tải app: https://mily.vn/oJCmOiO

Tiền biếu ông bà nội ngoại: 3 triệu đồng

Với số tiền 1.5 triệu đồng biếu mỗi bên nội ngoại, bạn có thể dùng 500.000 đồng để mua một món quà Tết. Số tiền 1 triệu đồng còn lại thì cho vào bao lì xì để biếu các cụ tiêu Tết. Quà trị quá 500.000 đồng bạn có thể tham khảo một số mẫu giỏ quà Tết đẹp và sang trọng tại các siêu thị lớn, hoặc nếu là người khéo tay, bạn hoàn toàn có thể mua các mặt hàng và tự tay gói quả Tết. Việc làm này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá, hơn nữa, giỏ quà của bạn cũng có ý nghĩa hơn và đảm bảo an toàn thực phẩm hơn.

Tiền mừng tuổi: 2 triệu

Thông thường, khoản chi tiêu hay bị vượt quá so với kế hoạch. Để tiết kiệm chi phí mừng tuổi, bạn có thể mua bao lì xì các cỡ nhỏ và trung, nhưng được trang trí đẹp mắt. Nhưng loại bao lì xì này thường có giá khoảng 1.000 đồng/chiếc. Bạn có thể mua các loại bao lì xì có hình thù khác nhau và chia sẵn các mệnh giá 10.000, 20.000, 50.000, 100.000 đồng vào từng loại bao. 

chi tiêu Tết hợp lý
Nên chọn những loại bao lì xì cỡ nhỏ hoặc trung với thiết kế đẹp mắt

Không nên mừng tuổi tiền trực tiếp mà nên đưa qua bao lì xì bởi số tiền mừng tuổi không lớn nhưng nếu có thêm bao lì xì thì sẽ trang trọng hơn rất nhiều. Hãy nhớ rằng, lì xì cho năm mới may mắn, bình an, không quan trọng ở mệnh giá tiền trong lì xì, mà quan trọng là ở thái độ niềm nở, vui vẻ của người mừng tuổi.

Tiền đi lại: 1 triệu

Nếu gia đình họ hàng nội ngoại không quá xa (dưới 40 km) thì bạn có thể sử dụng phương tiện xe máy để về quê, thăm nom gia đình, người thân. Trong trường hợp quê nội ngoại ở quá xa, bạn có thể đi tàu hoặc xe buýt để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hãy lên kế hoạch và đặt vé tàu từ sớm kẻo lỡ, hoặc liên hệ với nhà xe để tìm hiểu lịch trình và sắp xếp sao cho hợp lý. 

Tiền sắm sửa Tết: 4 triệu

Chỉ với số tiền 4 triệu đồng để mua sắm đồ Tết, đây thực sự là bài toán chi tiêu khó khăn đối với nhiều người. Để không bị tình trạng “vung tay quá trán”, ngay từ đầu tháng Chạp, bạn hãy liệt kê những thứ thật sự cần thiết cho dịp Tết này, và cân nhắc bỏ đi những khoản chi tiêu lãng phí.

Bạn có thể thay thế việc mua cả một cây đào, mai hay quất để chơi Tết bằng việc mua một cành đào, mai hoặc cắm hoa tươi. Đây cũng là một cách trang trí nhà cửa cực đẹp mắt mà vẫn giúp đem không khí Tết ấm cúng. Bên cạnh đó, bạn đừng quên mua một vài cành lộc để cắm trên ban thờ để đón tài lộc nhé. Như vậy, mức chi phí cho khoản này sẽ rơi vào khoảng 300.000 đồng. 

1. Mua đồ trang trí 

Nếu bạn là một người khéo tay, bạn hoàn toàn có thể mua nguyên liệu, vật dụng về và tự tay làm đồ trang trí Tết. Một số đồ trang trí có thể tự làm như cây tài lộc, hoa giả, tràng pháo hay hoa sen bằng kẹo oishi… Còn nếu bạn là người không được khéo tay cho lắm, phố Hàng Mã (Hà Nội) hay chợ Kim Biên (Hồ Chí Minh) sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Giá bán đồ trang trí ngày Tết thường dao động như sau: Hình Tết 3D (khoảng 15.000 – 30.000 đồng/hình), dây hoa mai, dây đồng tiền (khoảng 2.000 đồng/dây), dây pháo ngắn (24.000 đồng/dây)… Hãy lưu ý mức chi phí cho khoản này không nên vượt quá 400.000 đồng.

Một góc phố Hàng Mã (Hà Nội) dịp Tết Nguyên đán 2020

2. Mua mâm ngũ quả

Người miền Bắc thì mâm ngũ quả bày ban thờ gồm có chuối, bưởi (hoặc phật thủ), quýt, táo, roi… Mâm ngũ quả của người miền Trung cũng khá giống với mâm ngũ quả miền Bắc nhưng còn có thêm thanh long. Mâm ngũ quả miền Nam thường có mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung…

Theo khảo sát thì một nải chuối xanh có giá khoảng 70.000 đồng (hoặc hơn tùy loại), một quả bưởi Tết có giá khoảng 30-50.000 đồng… Như vậy, chi phí cho mâm ngũ quả, vàng hương ngày Tết là khoảng 300.000 đồng.

3. Mua thực phẩm ngày Tết

Cuối cùng, bạn còn khoảng 3.000.000 đồng để mua những thực phẩm cần thiết cho 1 tuần Tết. Sổ Thu Chi MISA liệt kê các khoản gia đình bạn cần sắm sửa như sau:

  • Bánh chưng/bánh tét (2 cái): 160.000 đồng.
  • Mứt thập cẩm: 80.000 đồng.
  • Nước ngọt, bia: 150.000 đồng.
  • Giò (0.5kg): 120.000 đồng.
  • Gà (2 con): 500.000 đồng.
  • Thịt bò, lợn: 1.000.000 đồng.
  • Rau, dưa, đồ khô các loại: 500.000 đồng.
chi tiêu Tết hợp lý
Những thực phẩm không thể thiếu trong ngày Tết

Tổng chi tiêu mua sắm Tết khoảng 2.510.000 đồng.

Như vậy là bạn sẽ còn gần 500.000 đồng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh. Các cụ xưa vẫn có câu: Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm. Với kế hoạch chi tiêu cho dịp Tết khá chi tiết, rõ ràng, phân bổ các khoản tiền một cách hợp lý thì chỉ với 10 triệu đồng, gia đình bạn vẫn có được một cái Tết ấm áp và no đủ.