Sự khác biệt lớn nhất của cuộc sống độc thân và cuộc sống hôn nhân là bạn cần học cách tối ưu hóa chi tiêu cho gia đình. Cuộc sống hiện đại với vô vàn sản phẩm, dịch vụ thu hút bạn chi tiền nhưng thu nhập của chúng ta thì luôn có giới hạn. Chi tiêu gia đình 4 người không phải là điều dễ dàng. đặc biệt là với các gia đình ở thành phố. Nếu bạn không nhận ra những lưu ý sau thì rất có thể tiền lương tháng nào sẽ hết nhẵn tháng đó và không thể có khoản tiết kiệm nào. Sau đây là các cách bạn có thể sử dụng để lên kế hoạch và quản lý chi tiêu gia đình 4 người hiệu quả.
1.Thiết lập kế hoạch chi tiêu
>>> Thiết lập ngân sách chi tiêu không khó như bạn nghĩ
Đây là bước nhất định phải có nếu bạn muốn quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả. Thiết lập kế hoạch chi tiêu giúp bạn dự trù được các khoản chi, hạn chế sự tiêu xài phung phí và kiểm soát tốt hơn dòng tiền của gia đình. Quản lý chi tiêu cá nhân đã là khó, quản lý chi tiêu gia đình 4 người lại càng khó hơn. Do vậy cần có sự linh hoạt và kỷ luật để có thể tối ưu nhất chi tiêu gia đình.
Đầu tiên, bạn cần liệt kê và ước lượng con số cho các khoản chi tiêu hàng tháng của gia đình. Nó có thể là tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, tiền học phí cho con,… Rồi dựa vào con số chi tiêu cố định đó và tổng thu nhập của gia đình, con số mong muốn tiết kiệm để điều chỉnh các khoản chi theo nhu cầu khác.
Các công cụ sau đây sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu gia đình 4 người hiệu quả hơn
Theo quy tắc này, thu nhập sau thuế được nên được phân bổ vào ba nhóm chính: 50% dành cho nhu cầu, 30% dành cho mong muốn và 20% còn lại dùng để tiết kiệm.
Chi tiêu 50% cho Nhu cầu
Đây là những khoản chi phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng. Chúng bao gồm các khoản chi phí nhà ở (tiền thuê nhà), chi phí đi lại (tiền xăng xe), hàng hóa, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ tối thiểu và các tiện ích.
Chi tiêu 30% cho Mong muốn
Mong muốn nằm trong danh mục hàng hóa không thiết yếu của mỗi cá nhân. Điều này bao gồm bữa tối, vé xem phim, túi xách mới, vé tham dự các sự kiện thể thao, kỳ nghỉ, thiết bị điện tử mới nhất và Internet tốc độ cao. Đây là các khoản chi thường biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người. Khoản chi này có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào cách sử dụng tiền của bạn.
Còn lại 20% cho tiết kiệm
Bạn nên có ít nhất 3 tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp trong tay trong trường hợp mất việc hoặc trong những tình huống không thể lường trước. Sau đó tập trung vào việc nghỉ hưu và đáp ứng các mục tiêu tài chính khác. Tiết kiệm cũng có thể bao gồm trả nợ. Hãy dành 20% thu nhập để dự phòng cho tương lai.
-
Quy tắc 6 chiếc lọ
Theo quy tắc này, mỗi chiếc lọ hay mỗi tài khoản sẽ có mục đích riêng. Nếu coi tổng thu nhập hàng tháng của bạn là 100% thì mỗi chiếc lọ này sẽ chiếm một khoản nhất định. Cụ thể:
Lọ 1: Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
Đây là các khoản chi tiêu cần thiết mỗi ngày của bạn và gia đình. Chẳng hạn như chi phí ăn uống, xăng xe, điện thoại, tiền học… Vì vậy, đây là lọ chiếm phần trăm cao nhất. Bạn cũng cần cân nhắc mức độ chi tiêu của các khoản trong đây để đảm bảo cân bằng chi tiêu.
Lọ 2: Tài khoản tiết kiệm dài hạn 10%
Một lợi ích nổi bật nhất của các phương pháp quản lý chi tiêu là sẽ giúp bạn tiết kiệm và đầu tư cho những kế hoạch dài hạn. Đây là khoản tiền tiết kiệm cho những việc trong tương lai. Số tiền này là dành cho những mục tiêu dài hạn, lớn hơn của bạn như mua xe, mua nhà, đi du lịch nước ngoài hoặc sinh em bé…Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù thời gian thực hiện chúng để sắp xếp thứ tự ưu tiên phù hợp.
Lọ 3: Tài khoản dành cho giáo dục 5%
Đầu tư vào bản thân luôn là khoản đầu tư không bao giờ sợ lỗ. Vì vậy, đây là quỹ bạn có thể dành để mua sách, đăng ký các khóa học,… Cách sử dụng tiền hiệu quả là lđể tiền tự sinh ra tiền. Đầu tư vào bản thân là cách để đồng tiền của bạn tự sinh sôi.
Lọ 4: Quỹ hưởng thụ 10%
Đây là khoản tiền bạn dành cho việc hưởng thụ, mua sắm xa xỉ, chăm lo cho bản thân, làm những việc mới mẻ, tăng cường trải nghiệm… Đừng bỏ qua khoản chi này, nó sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống, giải tỏa căng thẳng và làm việc hiệu quả hơn.
Lọ 5: Quỹ tự do tài chính 10%
Đó có thể là quỹ hưu trí cũng được bởi nó sẽ có ích cho bạn khi không đi làm nữa mà vẫn không bị phụ thuộc tài chính. Đây sẽ là khoản để bạn tham vào các hoạt động như mua cổ phiếu, đầu tư vào chứng khoán,thậm chí là mở công ty riêng.
Lọ 6: Tài khoản từ thiện 10%
Đây là khoản tiền bạn sử dụng để làm từ thiện, giúp đỡ cộng đồng, người thân, bạn bè. Nếu bạn có nhiều thứ phải chi trả hơn, hãy giảm tỷ lệ này xuống, nhưng luôn trích một khoản để giúp đỡ người khác.
2.Cắt giảm các chi tiêu không cần thiết – Bí quyết quản lý chi tiêu gia đình 4 người
Chi tiêu gia đình 4 người không thể bằng phép toán chi tiêu 1 người nhân lên 4 lần. Sẽ có những khoản nếu chúng ta biết cách tận dụng thì sẽ tiết kiệm chi tiêu rất tốt.
Thay vì mỗi người 30k ra ngoài ăn sáng, bạn hoàn toàn có thể nấu mì, nấu cháo hay làm đồ ăn sáng tại nhà cho gia đình. Chắc chắn chi phí sẽ chỉ bằng một nửa khi ăn ngoài.
Nếu gia đình bạn có 2 con nhỏ thì đứa bé có thể mặc lại quần áo của đứa lớn. Trẻ em thường lớn rất nhanh nên quần áo nhanh chật nên chỉ cần giữ gìn sạch sẽ là đã có thể sử dụng rất hiệu quả rồi.
Ngoài ra, bạn hãy rèn thói quen cho cả gia đình tiết kiệm chi tiêu từ những thứ nhỏ nhất. Ví dụ như sử dụng điện hiệu quả, đi chợ thông minh,…Đây đều là những hoạt động thường ngày, chỉ cần lãng phí mỗi ngày một lượng nhỏ thôi là cả tháng, cả năm chúng ta đã vô tình lãng phí khoản tiền khá hơn đó.
3.Ghi chép chi tiêu – Phương pháp quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả
Không thể phủ nhận ghi chép chi tiêu đem lại rất nhiều hiệu quả cho gia đình. Việc ghi chép chi tiêu sẽ giúp bạn nhìn lại một cách chi tiết nhất các khoản chi của mình trong thời gian qua. Bạn có thể kiểm soát chi tiêu tốt hơn khi đặt ra hạn mức chi và theo dõi chi tiêu hàng ngày.
Tích hợp cùng chiếc điện thoại vô cùng tiện lợi, ứng dụng MISA MoneyKeeper là ứng dụng giúp bạn và gia đình ghi chép chi tiêu rõ ràng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Hai vợ chồng có thể dùng chung tài khoản để cùng ghi chép chi tiêu để có thể theo dõi tốt nhất chi tiêu 2 vợ chồng. Ngoài ra, ứng dụng còn có tính năng ghi chép chi tiêu theo chuyến đi/sự kiện, giúp tính tiền chi cho mỗi thành viên, tính năng lên danh sách khi đi siêu thị.
>>> MISA MoneyKeeper – Ứng dụng ghi chép hiệu quả
Tiết kiệm chi tiêu gia đình 4 người là điều vô cùng cần thiết nhưng không phải ai cũng làm tốt. Tiết kiệm là quan trọng nhưng đừng quên đảm bảo đời sống cho gia đình và chi tiêu cho việc hưởng thụ nữa nhé.
>>>Đọc thêm: Tiết kiệm nhưng không hà tiện