“Tuổi 30 là một độ tuổi đánh dấu bạn đã đủ trưởng thành để chịu trách nhiệm cho gia đình và sự nghiệp“
Không hiểu vì sao, dù những năm gần đây, công nghệ phát triển, con người sống thọ hơn, phương thức sống thay đổi rất nhiều. Nhưng những suy nghĩ về tuổi 30 vẫn luôn như vậy. Con người ta vẫn cứ thích phóng đại ý nghĩa của “tuổi 30”, những người sắp 30 tuổi cũng vì vậy mà phải đón nhận biết bao suy nghĩ quá tải.
Vậy thì trước tuổi 30, chúng ta cần chuẩn bị những gì để sẵn sàng đối mặt với những thử thách lớn hơn, trách nhiệm lớn hơn.
1. Tư duy phản biện
Ở đa phần các nước châu Á trong đó có Việt Nam, chúng ta thường ít có tư duy phản biện. Đấy là tư duy lập luận, lật lại vấn đề để bảo vệ chính kiến và quan điểm của mình. Đa số là thường theo lối mòn thầy nói, trò chép, hay bố mẹ nói thì con phải nghe. Những quan niệm đó vô tình biến chúng ta trở thành những con người thụ động mà không hề hay biết.
Tuy nhiên, tư duy phản biện là một trong những kĩ năng quan trọng hàng đầu để giúp bạn thành công trong một lĩnh vực nào đó.
Hãy bắt đầu bằng cách tập thói quen đặt những câu hỏi đơn giản như: “Vì sao lại như vậy?” “Điều mà người này nói đã chính xác chưa? Đã thỏa đáng chưa? Việc đặt câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn lật đi lật lại vấn đề và nhìn các quan điểm theo nhiều góc độ khác nhau.
2. Thích nghi với sự thay đổi
Cuộc đời là một vòng tuần hoàn, chúng ta không thể ngừng lớn và ngừng thay đổi. Chúng ta buộc phải làm quen với một chuỗi các sự thay đổi đó. Vì vậy, hãy học kỹ năng thích nghi với sự thay đổi từ sớm. Hãy luôn ở trong tâm thế sẵn sàng ứng biến với một môi trường mới để không bị “shock” trong những môi trường mới lạ.
Bằng cách chuẩn bị cho mình những kĩ năng cần thiết, cách kết nối hay giao tiếp hoặc đơn giản là hãy mở lòng và đón nhận những điều mới mẻ đến với bạn.
3. Giao tiếp & Thuyết trình
Việc thuyết trình hay đơn giản là truyền đạt ý tưởng đôi khi thật khó với nhiều người. Thế nhưng mà, nếu như bạn có một ý tưởng tốt nhưng không thể truyền đạt để cho mọi người hiểu và công nhận thì đó là một thất bại.
Kỹ năng giao tiếp hay thuyết trình thật ra là những kĩ năng thiết yếu trong bất kể một môi trường nào.
Có khá nhiều cách để giúp bạn luyện tập kỹ năng này nhưng trước tiên bạn cần phải chuẩn bị cho mình sự tự tin. Tự tin vào bản thân sẽ giúp mình không còn lắp bắp khi trình bày một ý tưởn hay là run rẩy khi phải đứng trước nhiều người.
4. Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ
Có vô vàn lợi ích từ việc biết thêm một ngôn ngữ mới. Và có lẽ mọi người cũng đã được nghe rất nhiều từ những nguồn khác nhau. Tuy nhiên có thể bạn chưa biết rằng việc học một ngoại ngữ sẽ khiến bạn có tư duy tốt hơn đấy.
Một ngoại ngữ rất cần thiết cho sự thành công trong sự nghiệp của bạn cũng như việc nuôi dưỡng tâm hồn, tri thức, tầm nhìn của bạn.
Nhiều lợi ích như vậy tại sao chúng ta lại bỏ lỡ nhỉ?
5. Kỹ năng công nghệ
Bạn có biết dùng Word, Excel hay Google Drive không?
Nếu như câu trả lời là không thì cũng khá đáng ngại đấy.
Đó là những kĩ năng công nghệ cơ bản, hay thậm chí chỉ là tin học văn phòng thôi. Nếu có đủ thời gian rảnh để lướt Facebook hay Tiktok thay vào đó hãy luyện tập những kỹ năng này.
6. Quản lý tài chính
“Một người thông minh nên giữ tiền trong đầu chứ không phải trong tim” – Jonathan Swift
Có khá ít nơi dạy bạn cách làm thế nào để có thể quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh. Đại đa số là dạy bạn cách kiếm tiền thế nào. Ngay cả bố mẹ hay các trường đại học, có vẻ như cũng ít quan tâm tới việc dạy cho bạn cách làm thế nào để chi tiêu và quản lý tài chính hiệu quả. Thế nhưng đây lại là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo một tương lại mà bạn biết dùng tiền đúng cách.
>>>Tiết kiệm mua nhà ở tuổi 35 liệu có khó đến thế?
Hãy học cách quản lý tài chính cá nhân từ ngày hôm nay và áp dụng ngay những điều bạn học vào cách chi tiêu hàng ngày, cách tiết kiệm. Chi tiêu đúng cách cũng là cách để bạn thể hiện sự quý trọng của mình đối với công sức để tạo ra những đồng tiền đó.
>>Đọc thêm: